DÁNH SÁCH BÀI VIẾT Lập trình là gì? Một số khái niệm trong lập trình Cài đặt IDE Dev C++ – Môi trường lập trình C/C++ Làm quen với ngôn ngữ C – Chương trình Hello World Những cú pháp cơ bản Các kiểu dữ liệu Biến và Toán tử Vòng lặp for, while và do…while Câu lệnh điều kiện if else Cấu Trúc Rẽ Nhánh Switch … Case Từ khóa break và continue Mảng Hàm Tham biến và Tham trị Chuỗi ký tự Một số hàm xử lý chuỗi Con trỏ Đọc ghi file Struct – Dữ liệu kiểu cấc trúc
Hàm trong C nói riêng và trong các ngôn ngữ lập trình khác nói chung là phần xử lý được tạo ra để sử dụng lại. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể bên dưới nhé nhé.
Hàm là gì?
Hàm là một đoạn chương trình có kiểu trả về hoặc không có kiểu trả về bao gồm một hoặc nhiều xử lý nhằm giải quyết một công việc nào đó và được xây dựng với mục đích TÁI SỬ DỤNG.
Như vậy trong một chương trình nếu có những xử lý giống nhau chúng ta nên xây dựng hàm.
Hàm có thể được xây dựng bởi lập trình viên hoặc hàm có sẵn trong ngôn ngữ lập trình. Ví dụ trong lập trình C, chúng ta có thể liệt kê các hàm có sẵn như printf, scanf, pow, sqrt,…
Định nghĩa hàm
Kiểu_Dữ_Liệu Tên_Hàm(Tham_Số_1, Tham_Số_2, ...) {
Xử lý;
}
Giải thích
Kiểu dữ liệu có thể là int, long, float, double, char hoặc void. Đây chính là dữ liệu mà hàm có thể trả về (hay còn gọi là đâu ra – output).
Tên hàm phải là: động từ, không chứa khoảng trắng, không trùng từ khoá, không chứa ký tự đặc biệt và đặt tên có ý nghĩa.
Ví dụ: Xây dựng hàm tính tổng 2 số nguyên
int tinhTong(int a, int b) {
tong = a + b;
return tong;
}
Gọi hàm
Gọi hàm thông qua tên hàm và truyền tham số đầu vào hoặc xử lý kết quả trả về nếu có.
Ví dụ: để gọi hàm tính tổng ở bên trên ta sẽ làm như sau:
int a = 3;
int b = 4;
tinhTong(a,b);
Trong hàm tinhTong ở trên có kiểu trả về là kiểu int nên có thể gọi hàm để tính toán và gắn giá trị vào biến.
int a = 3;
int b = 4;
int kq = tinhTong(a,b);
printf("%d",kq);
Lúc nào màn hình sẽ đưa ra được kết quả của a cộng với b là 7
Code minh họa
Tính tổng 2 số
#include <stdio.h>
int tinhTong(int a,int b)
{
int tong = a+b;
return tong;
}
int main()
{
int a = 5;
int b = 6;
int kq = tinhTong(a,b);
printf("%d", kq);
}
Kết quả:
như chúng ta có thể thấy trong chương trình trên ban đầu gắn a = 5 và b = 6 thì màn hình kết quả đưa ra là 11.