Tại bài viết trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu mệnh đề JOIN trong MySQL và nắm được cách sử dụng ra sao, tuy nhiên khi chỉ sử dụng mệnh đề JOIN đơn thuần thì chưa thể kết hợp dữ liệu một cách triệt để nhất trong một số trường hợp đặt ra mong muốn.
Trong bài viết này, cũng như các bài viết sau chúng ta sẽ tiếp tục với mệnh đề JOIN với các keyword INNER JOIN, LEFT JOIN, RIGHT JOIN, CROSS JOIN, SELF JOIN, FULL OUTER JOIN.
INNER JOIN trong MySQL
Từ khóa INNER JOIN được dùng để kết hợp những record giao nhau trong hai bảng.
Giao nhau có thể tạm hiểu là khi cột của bảng này và bảng kia có cùng giá trị.
>>XEM THÊM: Câu lệnh UPDATE trong MysQL – Lệnh sửa đổi dữ liệu bảng
Cú pháp
INNER JOIN có cú pháp như sau.
SELECT *
FROM table1
INNER JOIN table2
ON table1.column_name = table2.column_name;
Trong đó:
- table1, table2: Tên bảng
- column_name: tên cột liên kết của bảng.
*Khi sử dụng mệnh đề JOIN mà không kèm từ khóa kết quả sẽ cho ra là như INNER JOIN*
Ví dụ sử dụng
Ta có 2 bảng là bảng posts và category như bên dưới.
- Bảng category
- Bảng posts
Sử dụng INNER JOIN để kết hợp dữ liệu 2 bảng. Viết SQL.
SELECT *
FROM posts
INNER JOIN category
ON posts.cate_id = category.id;
>>XEM THÊM: Câu lệnh DROP trong MySQL – Lệnh dùng xóa bảng, xóa Database
Kết quả khi thực hiện truy vấn.
*Lưu ý: Khi kết hợp bảng nếu tên các cột bị trùng nhau để phân biệt được bạn nên đặt lại tên cột trong select bằng thuộc tính AS nhé*
Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết! Chúc bạn học tốt!
[XEM TẤT CẢ CÁC BÀI HƯỚNG DẪN MYSQL TẠI ĐÂY]
XEM THÊM Câu lệnh INSERT INTO trong MySQL – Lệnh chèn dữ liệu vào bảng Câu lệnh CREATE TABLE trong MySQL – Lệnh tạo bảng mới Các kiểu dữ liệu trong MySQL (Data Types) – Học MySQL Câu lệnh SELECT trong MySQL – Khi nào thì dùng lệnh SELECT Toán tử so sánh trong MySQL – So sánh bằng, lớn hơn, nhỏ hơn