Hướng dẫn các bước chuyển website WordPress từ Localhost lên Hosting
Nếu bạn đã dựng sẵn một website WordPress trên Localhost và chưa được chuyển lên hosting, vậy bạn hãy đọc bài viết này sẽ giúp bạn có thể chuyển được website WordPress từ Localhost lên Hosting một cách dễ dàng. Cách này bạn có thể áp dụng cho hầu hết các loại website không riêng gì website mã nguồn WordPress, hoặc cũng có thể áp dụng để chuyển website từ hosting này sang hosting khác.
Hướng dẫn chuyển website WordPress từ Localhost lên Hosting
Trong bài viết này thì mình chỉ hướng dẫn chuyển website WordPress từ Localhost lên Hosting thông qua cPanel(hosting sẽ luôn được cài đặt sẵn cPanel rồi). Còn đối với những bạn nào sử dụng VPS thì mình cũng không dám múa rìu qua mắt thợ, bạn đã dùng tới VPS thì chắc cũng là dân IT hoặc rất am hiểu nên việc chuyển website lên sẽ không có gì khó khăn.
- Kiếm tiền Accesstrade, kiếm tiền tại nhà với Accesstrade.vn – Tiếp thị liên kết
- MegaURL – Rút gọn link kiếm tiền có giá cao tại Việt Nam
- Top những App kiếm tiền online trên điện thoại tốt nhất hiện nay
Tất nhiên bạn muốn chuyển website từ Localhost lên Hosting thì trước tiên sẽ cần sở hữu cho mình một hosting rồi, bạn có thể thăm khảo Hosting cung cấp bởi AZDIGI. Hiện tại mình cũng đang sử dụng hosting từ nhà cung cấp này, theo như mình cảm nhận và đánh giá thì dịch vụ ở đây rẻ và khá ngon.
Sau khi bạn đã có hosting rồi, bây giờ hãy thực hiện theo một số bước đơn giản sau sẽ có thể chuyển được website lên Hosting, cùng bắt đầu nào.
Bước 1: Nén mã nguồn
Ở bước đầu tiên chúng ta cần thực hiện nén thư mục mã nguồn dưới dạng .ZIP(Các định dạng nén khác thường các hosting không hỗ trợ phần mềm giải nén), mục đích của việc nén là giúp cho việc tải file mã nguồn lên hotting trở nên dễ dàng hơn.
Bước 2: Truy xuất cơ sở dữ liệu
Để truy xuất cơ sở dữ liệu dưới dạng file .sql, chúng ta truy cập http://localhost/phpmyadmin, chọn bảng chứa cơ sở dữ liệu của website cần truy xuất sau đó chọn sang tab Export. Trong phần Format chọn SQL sau đó bấm nút Go để tiến hành truy xuất cơ sở dữ liệu dưới dạng file .sql về bộ nhớ máy tính.
Ví dụ: Ở đây mình truy xuất bảng dữ liệu có tên là tanchan679, chọn định dạng SQL sau đó bấm go.
Sau khi cơ sở dữ liệu đã được truy xuất chúng ta được file .sql như bên dưới.
Bước 3: Tải file nén mã nguồn lên hosting
Ở bước này chúng ta tiến hành đăng nhập vào tài khoản trên AZDIGI, chọn tới dịch vụ->gói hotting, tiếp tục bấm nút Đăng nhập vào cPanel(Nếu không sử dụng AZDIGI, cũng tương tự hãy tìm đến cPanel). Trên cPnael kéo xuống mục FILES chọn File Manager.
Vào thư mục public_html(hoặc có thể là htdocs), thư mục này sẽ là thư mục chứa file mã nguồn. Tại đây, chọn vào tab Upload->bấm Select file sau đó chọn file mã nguồn đã nén tại bước 1 và tải lên.
Bước 4: Giải nén mã nguồn
Quay lại thư mục public_html(hoặc là htdocs ), lúc này bấm chuột phải vào file nén vừa được tải lên -> chọn Extract để bắt quá trình giải nén.
Sau khi giải nén thành công sẽ được như bên dưới.
Lưu ý là mã nguồn phải đặt ngay tại thư mục gốc public_html, tức là các file wp_include, wp_contents, wp_config.php,... phải nằm ngay trên thư mục public_html.
Bước 5: Nhập cơ sở dữ liệu
Ở bước này chúng ta cần import cơ sở dữ liệu đã nén tại bước 2, để import quay lại cPanel, cuộn xuống mục DATABASE chọn phpMyAdmin.
Sau khi đã đăng nhập vào phpMyadmin tại đây chúng ta sẽ thấy có sẵn 1 DB(hoặc không sẽ tạo db mới), chọn vào bảng đó ->chọn Tab Nhập sau đó chọn tệp cơ sở dữ liệu .sql đã tạo bước 2 -> nhấn Thực hiện.
Lúc này quá trình đang diễn ra, sau khi nhập hoàn thành sẽ được như ảnh bên dưới.
Bước 6: Thay đổi lại tên miền trên cơ sở dữ liệu.
Tại bảng wp_option, trên cột option_name với 2 dòng siteurl và home cần thay đổi lại tên miền là tên miền của website mới.
Bước 7: Cấu hình lại file wp_config.php
Mã nguồn và cơ sở dữ liệu đã có, lúc này chúng ta còn 1 bước đơn giản nữa là cấu hình lại một số thông tin để kết nối lại cơ sở dữ liệu.
Quay lạithư mục mã nguồn chọn file wp-config.php, tại đây một số thông tin cần cấu hình lại bao gồm.
- DB_NAME: Tên của database.
- DB_USER: Tên tài khoản đăng nhập database.
- DB_PASSWORD: Mật khẩu đăng nhập của tài khoản database.
- DB_HOST: tên host.
Chúng ta có thể biết các thông tin cấu hình bằng cách.
- Đối với DB_NAME là tên của db chứa cơ sở liệu tại bước 5.
- Với DB_USER và DB_PASSWORD có thể quản lý và thêm tại tài khoản t cPanel -> MySQL® Databases.
- Với DB_HOST thường sẽ là localhost(Nếu CSDL nằm trên cùng một máy chủ).
Bước 8: Hoàn thành
Sau khi thực hiện thành công 7 bước trên, lúc này mọi website đã được hoàn toàn chuyển từ localhost lên môi trường hosting thành công. Truy cập vào tên miền website để xem kết quả nhé.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, nếu có vướng mắc bất kì hãy để lại comment bên dưới để mình biết và hỗ trợ nhé.