Hiện nay có rất nhiều công cụ tìm kiếm khác nhau, có thể kể tới các công cụ tìm kiếm như google, Bing, YAHOO….BAIDU của Trung Quốc, hay công cụ tìm kiếm Cốc cốc của Việt Nam. Tuy nhiên công cụ tìm kiếm phổ biến và mạch mẽ nhất chắc chán là google, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng đi nghiên cứu những gì liên quan và cơ bản nhất để đưa được website lên công cụ tìm kiếm google thông qua công cụ Google Search Console. Mục đích việc đưa website lên công cụ tìm kiếm là để website có thể tiếp cận tới nhiều người nhất.
1. Giới thiệu công cụ Google Search Console
Google Search Console là dịch vụ quản lý website hoàn toàn miễn phí từ Google. Công cụ này giúp người dùng duy trì, theo dõi, gửi sitemap, và yêu cầu lập chỉ mục để website có thể lên được từ khóa tìm kiếm google.
Một số ưu điểm có thể kể đến của công cụ này là:
- Theo dõi tình trạng thu thập dữ liệu
- Khai báo nội dung mới cập nhật với Google
- Theo dõi lượng truy cập vào website, tỷ lệ click (Click through rate), tỷ lệ xuất hiện (Impression)
- Xử lý vấn đề truy cập từ các thiết bị di động (AMP, Mobile,…)
- Theo dõi link nội bộ, backlink trỏ về website.
2. Xác minh website trên Google Search Console
Để bắt đầu với công cụ Google Search Console để quản lý được website, chúng ta truy cập theo địa chỉ https://search.google.com, và sau đó cần phải xác minh được với google quyền sở hữu website của mình.
Sau khi truy cập với địa chỉ trên, bấm nút Bắt đầu ngay bây giờ. Lúc này một cửa sổ mới Google sẽ hỏi bạn muốn thêm loại sản phẩm nào? Miền hay Tiền tố URL.
- Kiếm tiền Accesstrade, kiếm tiền tại nhà với Accesstrade.vn – Tiếp thị liên kết
- MegaURL – Rút gọn link kiếm tiền có giá cao tại Việt Nam
- Top những App kiếm tiền online trên điện thoại tốt nhất hiện nay
- Nếu chọn thêm Miền thì tự động tất cả Tiền tố URL đều được thêm vào (ví dụ như website tuicocach.com sẽ có các tiền tố URL như http://tuicocach.com, https://tuicocach.com, https://www.tuicocach.com, http://www.tuicocach.com…. Và tất cả chúng sẽ được thêm vào). Loại sản phẩm Miền chỉ xác minh được với bản ghi DNS (bắt buộc sử dụng DNS của nhà cung cấp tên miền).
- Còn đối với chọn thêm Tiền tố URL thì chỉ có 1 tiền tố URL như trên được thêm vào, hãy gõ đúng địa chỉ tiền tố URL website sau đó bấm tiếp tục.
Để xác minh quyền sở hữu sản phẩm, cơ bản google cho 5 cách khác nhau. Nhưng để đơn giản thực hiện nhất và nhanh chóng nhất chọn cách xác minh Thẻ HTML, lúc này bấm vào icon hướng xuống dưới tại dòng Thẻ HTML và coppy đoạn mã thẻ Meta có dạng là: <meta name=”google-site-verification” content=”mã xác minh” />
Sau khi đã coppy đoạn thẻ meta, chúng ta cần dán thẻ này vào bên trong cạp thẻ <head> </head> trên website của mình. Việc dán thẻ meta này vào bên trong cạp thẻ head giúp cho google có thể tìm kiếm thấy đoạn mã và xác minh được quyền sử hữu website.
Đối với website sử dụng WordPress việc dán thẻ này rất đơn giản, đầu tiên hãy đăng nhập vào trang quản trị sau đó thực hiện theo 1 trong 3 cách sau:
Cách 1: chọn vào Giao diện -> Sửa giao diện, sau đó chọn file header.php, tìm tới thẻ head và dán đoạn mã trên vào bên trong cặp thẻ <head></head> sau đó bấm nút Cập nhật tập tin.
Cách 2: thêm thẻ xác minh google search console bằng blugin Yoast SEO.
Nếu bạn đã cài đặt blugin Yoast SEO(đây làm một Blugin hỗ trợ SEO tốt nhất nên cài đặt với mọi website WordPress), mình khuyên bạn nên sử dụng cách này, nó vừa nhanh lại đơn giản. Bạn chọn menu SEO -> Tổng quan -> chuyển tab Webmaster Tools -> dán thẻ vừa coppy ở bên trên vào ô Code xác nhận từ Google -> bấm Lưu thay đổi.
Cách 3: thêm thẻ xác minh google search console bằng code PHP.
Tương tự cách 1, chọn vào Giao diện -> Sửa giao diện, chọn file functions.php, sau đó thực hiện thêm đoạn mã php như bên dưới vào cuối file sau đó hãy bấm lưu lại.
add_action( 'wp_head', function() {
echo '<meta name="google-site-verification" content="PYRP3NjpMmUPJMz-xxxxxxxxxxxxxxxx" />'; // Chú ý thay đổi thẻ xác minh google là mã xác minh của bạn
});
Đối với cách 1, trong một số trường hợp nếu bạn sử dụng đến Blugin can thiệp vào giao diện gốc của theme có thể cách 1 sẽ không thể hoạt động, đối với cách 2 và 3 sẽ áp dụng được trong mọi trường hợp.
Muốn kiểm tra thẻ xác minh google đã được thêm thành công chưa, đi tới website bấm chuột phải -> chọn Kiểm tra -> bấm tổ hợp phím Ctrl + F dán đoạn mã xác minh google và tìm kiếm nếu đã thấy đoạn mã tức là chúng ta đã thêm thành công, ngược lại nếu chưa thấy tức chưa thêm thành công.
Sau khi đã gán đoạn mã này thành công lên website, quay lại trang xác minh và bấm nút Xác minh, chờ quá trình google tìm kiếm mã và xác minh hoàn thành.
Quá trình xác minh quyền sở hữu hoàn thành, bạn sẽ thấy giao diện Google Search Console như dưới đây.
3. Tạo và gửi Sitemap lên Google Search Console
Sitemap hay còn gọi là sơ đồ website là một tập tin chứa đựng thông tin của website bao gồm tất cả các URL của trang web. Sơ đồ trang web giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập thông tin và lập chỉ mục tất cả các nội dung webiste của bạn một cách nhanh chóng hơn.
Việc tạo sitemap đối với các website sử dụng WordPress vô cùng đơn giản, mình đã có một bài viết hướng dẫn chi tiết, bạn đọc thêm bài viết này nhé.
Những website sử dụng mã nguồn khác hoặc là website tự xây dựng bạn tự tìm hiểu thêm nhé.
Để gửi được Sitemap lên Google, tại trang Google Search Console chọn vào Sơ đồ trang web.
Nhập đường dẫn sitemap vào đây rồi bấm GỬI, đợi trong khoảng giây lát chờ google xử lý kết quả.
4. Yêu cầu lập chỉ mục đối với từng đường dẫn
Sau khi gửi Sitemap, Googlebot có thể dựa vào sitemap để phát hiện và lập chỉ mục cho các đường dẫn. Tuy nhiên, chúng ta có thể yêu cầu việc lập chỉ mục thủ công đối với từng đường dẫn riêng lẻ để quá trình google lập chỉ mục và có thể lên được từ khóa tìm kiếm nhanh chóng hơn.
Để yêu cầu lập chỉ mục, tại thanh công cụ Kiểm tra mọi URL nhập đường dẫn yêu cầu lập chỉ mục sau đó bấm enter. Lúc này nếu URL chưa được lập chỉ mục hãy bấm vào Kiểm tra URL hoạt động.
Đường dẫn hợp lệ và đặt được các yêu cầu khả năng lập chỉ mục google đặt ra, bấm vào YÊU CẦU LẬP CHỈ MỤC để gửi đường dẫn cho google xem xét.
Sau khi đường dẫn đã được google lập chỉ mục, lúc này đường dẫn đã nằm trong tìm kiếm của google.
Bài viết tới đây cũng tương đối dài rồi, mình xin phép tạm kết tại đây. Nếu cảm thấy bài viết có ích, hãy ủng hộ mình bằng cách đọc thêm các bài viết khác trên blog để mình có thêm động lực viết thêm nhiều bài viết hấp dẫn nhé! Cảm ơn bạn!.
XEM THÊM Robots.txt là gì? Tạo file robots.txt chuẩn SEO website WordPress 2022 Sitemap là gì? Cách tạo sitemap cho website trong Wordpess Công cụ kiểm tra chuyển hướng URL của website Hướng dẫn kiểm tra kích thước tải trang trên website