Một số nguyên nhân Website khó được lập chỉ mục Google

Một số nguyên nhân Website khó được lập chỉ mục Google1

Trong bài viết trước mình đã giới thiệu về công cụ Google Searach Console, đây là một công cụ hỗ trợ khai báo website lên google để giúp cho quá trình phát hiện và đưa website lên google trang tìm kiếm nhanh chóng hơn.

Tuy nhiên, bạn đã khai báo và yêu cầu lập chỉ mục với URL nào đấy thuộc vào website của mình. Thế nhưng URL của bạn rất lâu hoặc thậm chí không được google lập chỉ mục, vậy có những nguyên nhân nào khiến cho google không lập chỉ mục cho website? Cùng tìm hiểu qua một số nguyên nhân dưới đây!

Nguyên nhân Website khó được Google lập chỉ mục

Tất nhiên là website của bạn được google chấp nhận và lập chỉ mục hoặc không được lập chỉ mục sẽ có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, mình sẽ chỉ nói tới các nguyên nhân mà mình biết, mình từng gặp phải và đã khác phục được, hy vọng tình trạng mà bạn gặp cũng thuộc một trong các nguyên nhân dưới đây.

Website thân thiện với thiết bị di động không

Website thân thiện với thiết bị di động ở đây có nghĩa là tính tương thích thiết bị di động, website của bạn có hỗ trợ hiển thị trên các màn hình có kích thước nhỏ hay không.

Cụ thể nếu website bạn tồn tại lỗi này, trong quá trình yêu cầu thu thập bạn sẽ nhìn thấy thông báo như bên dưới đây.

Một số nguyên nhân Website khó được lập chỉ mục Google

Hoặc bạn có thể kiểm tra nhanh qua đường dẫn sau: https://search.google.com/test/mobile-friendly?hl=vi

Các lỗi thường gặp phải không tương thích thiết bị di động thường là do

  • Các phần tử có thể nhấp quá gần nhau(Có thể do các nút bấm, khoảng cách giữa văn bản...quá sát nhau).
  • Nội dung rộng hơn màn hình(Nội dung website rộng hơn màn hình của thiết bị, kiểu như bạn phải vuốt màn hình qua phải để có thể xem hết nội dung).
  • Chữ quá nhỏ để đọc(Văn bản quá bé và khó nhìn)

Những nguyên nhân nào dẫn tới những lỗi gặp ở trên

Một lỗi cơ bản và dễ nhận biết nhất, nếu website bạn có lỗi này thì chắc chán khi thấy google thông báo lỗi không tương thích thì bạn cũng hiểu ngay nguyên nhân tại sao, bạn sẽ không thắc mắc và tự hỏi tại sao lại như thế. Đó là lỗi Responsive, tức là website của bạn vốn dĩ không thiết kế để có thể hiển thị trên các màn hình khác nhau.

Thế nhưng, Website của bạn rõ rằng là có thiết kế Responsive. Khi bạn mở website của mình trên điện thoại nó hiển thị rất đẹp và hoàn toàn không có vấn đề gì? Tại sao vẫn bị google đánh giá là không thân thiệt thiết thiết bị di động.

Vấn đề này thường sẽ có khá là nhiều lý do, thường là lỗi liên quan tới tối ưu website.

  • Đường truyền hosting quá chậm.
  • Thuật toán bên backend chưa tối ưu chạy chậm.
  • Sử dụng quá nhiều tài nguyên không cần thiết dẫn tới dung lượng tải trang lớn.
  • Code html, css chưa tối ưu hóa.
  • Trang quá nhiều hình ảnh, kích thước tải trang lớn.

Và vân vân, mây mây các nguyên nhân khác nữa. Tất cả chung quy lại làm cho thời gian tải trang của bạn sẽ trở nên lâu hơn.

Hình ảnh dưới đây là hình ảnh sử dụng công cụ Google PageSpeed Insights để test hiệu suất website, công cụ này rất hữu ích để kiểm tra cũng như đánh giá website từ đó có thể tối ưu website tốt hơn.

Một số nguyên nhân Website khó được lập chỉ mục Google
Một số nguyên nhân Website khó được lập chỉ mục Google

Đối với những webiste nào không được tối ưu mà có thời gian tải trang lâu, trong quá trình kiểm tra google tải trang trong một khoảng thời gian nhất định nào đó google sẽ dừng việc tải tài nguyên trang lại và đưa giá đánh giá website. Từ đó có một số tài nguyên có thể là CSS của trang sẽ không load được dẫn tới việc google đánh giá là website không thân thiệt thiết bị di động.

Nếu bạn đang sử dụng WordPress, có thể cân nhắc việc chuyển qua một theme mới nhé. Hoặc có thể tắt một số Blugin cài đặt, bởi vì các Blugin này có thể là một nguyên nhân.

Website không có chứng chỉ SSL hoặc sử dụng SSL từ các nhà cung cấp miễn phí

Website không có chứng chỉ SSL hoặc sử dụng SSL từ các nhà cung cấp miễn phí

Trong phạm vi bài viết này, mình sẽ không giải thích sâu về SSL là gì. Bạn chỉ cần hiểu đơn giản nó là một chứng chỉ bảo mật, những website nào không có SSL tên miền sẽ có dạng là http://tuicocach.com và có SSL sẽ là https://tuicocach.com(có thêm chữ s ở sau http). Khi cài đặt SSL trong quá trình truyền tải dữ liệu giữa trình duyệt và website sẽ được mã hóa và bảo mật tạo sự tin tưởng từ người dùng.

Như vậy đối với những website nào mà có cài đặt SSL sẽ được google đánh giá cao hơn, và dễ dàng lập chỉ mục đối với các webiste đó.

Trước đây, mình có suy nghĩ là chỉ cần cài đặt SSL thì như thế nào nó cũng như nhau cả. Thế nhưng không phải, trước đó mình sử dụng gói SSL miễn phí khi mua hosting từ AZDIGI và lúc đó webiste của mình rất khó được google lập chỉ mục khi thêm bài viết. Sau khi mình chuyển qua mua gói SSL riêng thì mỗi khi blog mình có bài viết mới chỉ cần khai báo sitemap mới là ngay sau vài tiếng đã được google lập chi mục rồi.

Trang bị chặn bởi file Robots.txt

Những trang bị chặn bởi file Robots.txt google sẽ không thể thu thập và lập chỉ mục. Bạn có thể thăm khảo thêm bài viết dưới đây để hiểu hơn về file robots.txt và cách tạo file robots.txt chuẩn nhất.

https://tuicocach.com/file-robots-txt-la-gi-cau-hinh-chuan-file-robots-txt-website-wordpress/

Tất nhiên trong bài viết này thì chỉ đề cập tới là file robots.txt trong mã nguồn Wordpress, tuy nhiên là đối với mọi nguồn mở khác, hay thậm chí là mã nguồn bạn tự code đi chăng nữa thì cũng tương tự, cấu hình các file như các hướng dẫn trong bài viết sau đó chỉ cần đặt ngay file này ở thư mục gốc của website là được.

Trang chứa lệnh chuyển hướng

Trang chứa lệnh chuyển hướng tức là những trang nào mà khi bạn bấm vào URL đó, ngay lập tức nó sẽ chuyển sang 1 URL khác. Những trang này google cũng sẽ không thể lập chỉ mục.

Đối với WordPress, có thể bạn sẽ không để ý, tất cả đường dẫn nhánh đuôi sau cùng sẽ phải kết thúc bằng dấu '/'. Tức là nếu bạn nhập URL là https://tuicocach.com/bai-mau ngay lập tức nó sẽ chuyển thành https://tuicocach.com/bai-mau/ và đây cũng sẽ được coi là chuyển hướng. Nếu bạn yêu cầu lập chỉ mục đối với URL là https://tuicocach.com/bai-mau nó cũng sẽ báo là không thể lập chỉ mục.

Bạn có thể thăm khảo bài viết này để biết cách kiểm tra URL có chứa lệnh chuyển hướng hay không một cách nhanh nhất.

https://tuicocach.com/cong-cu-kiem-tra-chuyen-huong-url-cua-website-thu-thuat-seo-hay/

Trang chứa thẻ meta Noindex

Để chặn các Robot truy cập vào những trang riêng tư trên website của bạn, thì bạn chỉ cần dán mã dưới đây vào trong cặp thẻ <head> </head> trên bất kì trang nào trên website mà bạn muốn chặn.

 <meta name =”robot” content = “ noindex, nofollow”>

Như vậy thì những trang nào mà có thẻ này làm cho Google không thể Index được. Bạn cần kiểm tra và đảm bảo không có những thẻ này trong những trang đó nếu muốn Gooogle Index được.

Trang lỗi 404(Không tìm thấy)

Tất nhiên rồi, những trang lỗi 404 sẽ không thể được google lập chỉ mục, chỉ đơn giản những trang không tồn tại thì làm sao google có thể lập chỉ mục được.

Nội dung của website

Nội dung của website trùng lặp quá nhiều, những bài viết trùng lặp thường rất khó lập chỉ mục.

Nếu nội dung hoàn toàn đi coppy từ các website khác, google cũng sẽ không lập chỉ mục.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

XEM THÊM
Các bước đơn giản để tạo một website WordPress trên Infinityfree.net
Cấu hình gửi mail trong WordPress sử dụng Plugin WP SMTP
Defender Security – Blugin bảo mật WordPress tốt nhất hiện nay
Hiển thị CODE các ngôn ngữ lập trình trong bài viết WordPress