Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các thành phần trong trang quản trị website WordPress.
Các phần chính trong WordPress Dashboard
Với mỗi trang web sử dụng WordPress sẽ đều có một trang để quản trị website(BackEnd), để sử dụng được trang quản trị, chúng ta cần truy cập theo đường dẫn “Doamin/wp-admin“, ví dụ “https://tuicocach.com/wp-admin“. Tuy nhiên, với trang quản trị của website của mình, vì lý do bảo mật nên mình đã ẩn nó đi khi các bạn truy cập nó sẽ báo không tồn tại nha(404).
Sau khi đăng nhập thành công chúng ta sẽ thấy trang quản trị có giao diện như bên dưới.
Khung menu trái:
Đây là nơi để bạn truy cập vào các thành phần công cụ có trong WordPress Dashboard, khi bạn rê chuột vào phần nào thì nó sẽ cho bạn xem các phần khác bên trong nữa. Mỗi một menu như vậy tương ứng với một phần tính năng hoặc một tính năng riêng biệt.
Khung nội dung bên phải:
Đây là phần hiển thị nội dung các chức năng tương ứng với từng phần mà bạn đã chọn trong khu vực 1. Ở đó bạn có thể thao tác sử dụng các chức năng của nó.
Ý nghĩa các công cụ trong WordPress Dashboard
1. Dashboard
Khu vực Dashboard này là tập hợp các công cụ liên quan đến việc theo dõi thống kê của website và cập nhật các phiên bản theme, plugin, WordPress,….Nó có 2 phần như sau:
Home: Khu vực theo dõi các tiến trình của WordPress, cũng như báo cáo chi tiết về các bài viết, bình luận,…
Update: Nơi để bạn vào cập nhật những bản vá mới nhất của theme, plugin, WordPress đang sử dụng. Mỗi khi có bản mới nó sẽ hiển thị thông báo cho bạn thấy.
2. Posts
Đây là phần quan trọng nhất, đó chính là phần để bạn đăng bài viết lên cũng như quản lý nó. Trong đây có 2 khái niệm Category và Tag có thể hơi khó phân biệt với newbie(Trong bài viết tiếp theo mình sẽ nói rõ vấn đề này).
All Posts: Xem và chỉnh sửa, quản lý tất cả các bài viết đang có trên website.
Add New: Đăng bài mới.
Categories: Quản lý các chuyên mục bài viết đang có.
Tags: Quản lý các thẻ bài viết đang có.
3. Media
Phần này để bạn quản lý các file media đang có trên website (ảnh, nhạc, video,….nhưng thông thường ta chỉ nên chứa ảnh của bài viết, video và nhạc thường sẽ có dung lượng rất lớn nên ít khi ai lưu trên hosting).
Library: Thư viện media, nơi bạn quản lý các tập tin đã upload lên.
Add New: Thêm mới một file media.
4. Pages
Chỗ này không khác gì với phần Posts, nhưng nó sẽ không có categories và tags. Về công dụng của nó là để bạn đăng các trang nội dung có yếu tố chung chung và không được phân loại bởi một category hay tag nào, ví dụ như trang giới thiệu, liên hệ,….
All Pages: Xem và quản lý tất cả các page hiện có.
Add New: Tạo page mới.
5. Comments
Đây là khu vực bạn có thể quản lý, chỉnh sửa, xóa các bình luận ở blog. Chỉ vậy thôi.
6. Appearance
Đây cũng là một phần rất quan trọng, nơi này để bạn quản lý và chỉnh sửa những thứ liên quan đến giao diện của website. Nếu bạn đang dùng giao diện mặc định thì phần này bạn sẽ thấy các menu sau. Phần này cũng có một vài thuật ngữ mới có thể bạn chưa hiểu, mình cũng sẽ giải thích thêm ở các bài sau.
- Themes: Nơi bạn quản lý, cài đặt và xóa các theme (giao diện) bạn đang có. Nó cũng tích hợp tính năng tìm theme có trong thư viện WordPress.
- Customize (không phải theme nào cũng có): Chỗ này để bạn có thể thỏa thích tùy biến giao diện đang có như đổi màu sắc, màu chữ, thêm banner,….
- Widgets: Nơi để bạn quản lý và sử dụng các widget được hỗ trợ, các widget bạn cứ hiểu như là một tính năng nhỏ và bạn có thể kéo nó vào sidebar (thanh bên cạnh nội dung) để sử dụng. Ví dụ như blog mình có widget Dành cho newbie, Mới đánh giá,….và chỗ hiển thị đó mình gọi là sidebar.
- Menus: Nơi để bạn quản lý và chỉnh sửa menu hiện có trong theme, thanh menu là các thanh ngang ở trên giống blog mình đó.
- Header (Không phải theme nào cũng có): Nơi để bạn thêm ảnh header cho theme.
- Editor: Đây là phần khá quan trọng có thể bạn sẽ cần dùng nhiều, và cũng không nên sửa những gì ở đây nếu bạn không hiểu về nó. Đại loại là nơi để bạn can thiệp vào phần code của theme.
7. Plugins
Plugin như là một tính năng trong WordPress mà khi cài đặt bạn sẽ không có, muốn có bạn phải cài thêm plugin để sử dụng.
- Installed Plugins: Nơi để bạn quản lý các plugin hiện có, bạn có thể bật, tắt hoặc xóa nó ra khỏi website ở đây.
- Add New: Nơi để bạn cài mới một plugin.
- Editor: Cũng như Appearance, đây là chỗ để bạn có thể can thiệp vào phần code của từng plugin, không nên sửa nếu không hiểu về nó.
8. Users
WordPress cho phép bạn có thể tạo ra nhiều thành viên khác nhau và có thể phân quyền cho thành viên, bạn có thể chỉ định họ chỉ được sửa bài, được viết bài và thậm chí là được làm Admin. Đây là khu vực để bạn làm các thao tác đó.
- All Users: Quản lý các thành viên hiện có trong website.
- Add New: Tạo thành viên mới, bạn có thể thiết lập cho khách tự đăng ký và mình cũng sẽ hướng dẫn sau.
- Your Profile: Nơi bạn sửa thông tin cá nhân, đổi mật khẩu tài khoản của chính bạn.
9. Tools
Khu vực này đôi khi cũng ít dùng tới, chỉ là nơi bạn sử dụng các công cụ nhỏ của WordPress mà thôi. Đôi khi một số plugin bạn cài vào nó nằm ở trong này.
- Available Tools: Nơi bạn xem các công cụ mà bạn có thể được sử dụng trong hiện tại.
- Import: Nhập nội dung từ website khác về trang WordPress của bạn.
- Export: Xuất nội dung ra một file xml và có thể import nó lại khi cần hoặc import ở một website khác. Tuy ít dùng nhưng đây là một tính năng quan trọng cần biết.
10. Settings
Có thể nói đây là phần bạn lui tới nhiều nhất đấy, vì đa phần các plugin bạn cài vào thì nó sẽ xuất hiện thêm menu trong phần này. Phần Settings này là tập hợp các công cụ liên quan đến việc cấu hình, thiết lập website WordPress.
- General: Nơi để cấu hình chung của WordPress, bạn có thể thiết lập tên website, múi giờ và một số tính năng khác ở đây.
- Writing: Nơi để bạn cài các thiết lập liên quan đến việc đăng bài lên website.
- Reading: Nơi để bạn thiết lập các tính năng liên quan đến việc hiển thị, xem bài viết trên website với khách.
- Discussion: Thiết lập các tùy chọn liên quan đến việc bình luận trên website.
- Media: Thiết lập tùy chọn liên quan đến việc lưu trữ các file media trong thư viện Media.
- Permalinks: Thiết lập dường dẫn tĩnh cho website, tức là bạn có thể đưa link bài viết của bạn từ dạng động sang cấu trúc dạng tĩnh, giống như mình đang sử dụng.
Bạn nên đọc thêm: